Bỏ Túi 5 Cách Chế Biến Chà Là Vừa Ngon Vừa Đơn Giản Tại Nhà
- Ha Thuong
- Chà Là
- 30/04/2021
1. Mứt chà là
Mứt chà là dẻo thơm vốn đã trở thành một phần không thể thiếu trong hộp mứt kẹo để nhâm nhi và hàn huyên câu chuyện mỗi dịp Tết về.
Nguyên liệu
- Quả chà là tươi: 3kg
- Đường kính trắng: 2kg
Cách làm
- Rửa sạch quả chà là, ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút để sạch vi khuẩn.
- Trộn quả chà là với đường và ướp trong khoảng 5 - 7 tiếng đến khi đường tan thành nước.
- Tiến hành sên mứt chà là với lửa nhỏ, đảo đều liên tục tới khi đường cạn, mứt có màu nâu và hơi sệt là được.
Cách chế biến chà là khô
2. Bánh quy hạnh nhân chà là
Vị ngọt tự nhiên từ nhân chà là hòa quyện cùng vỏ bánh quy giòn xốp có thể trở thành món ăn vặt khiến bạn “phát cuồng”.
Nguyên liệu
- Bột mì: 180 g
- Quả chà là khô: 100g
- Hạt hạnh nhân: 30g
- Bơ làm bánh: 120g
- Sữa tươi: 5ml (khoảng 1/2 muỗng cà phê)
- Gia vị: Đường kính, muối, mật ong
Cách làm
- Thái nhỏ bơ, rồi trộn đều hỗn hợp gồm bột mì, đường, muối và bơ. Nhào nhuyễn, mịn hỗn hợp này với nước để làm vỏ bánh quy. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút.
- Bào (hoặc nghiền nhuyễn) hạnh nhân, trộn với quả chà là, xay nhỏ hỗn hợp để làm nhân bánh. Cán bột vỏ bánh, thêm nhân hạnh nhân chà là vào để nặn bánh.
- Hòa sữa với mật ong rồi phết lên vỏ ngoài của bánh, rắc hạnh nhân lên vỏ.
- Tiến hành nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 30 phút, khi vỏ bánh chuyển màu vàng là dùng được.
Cách chế biến chà là khô
3. Sữa chà là macca
Bạn hoàn toàn có thể nấu sữa chà là hạnh nhân thơm thơm, ngậy ngậy để tiếp nạp chất béo lành mạnh và không lo tăng cân.
Nguyên liệu
- Hạt macca: 120g
- Quả chà là khô: 100g
- Nước lọc: 1.2 lít
Cách làm
- Tách vỏ hạt macca, rồi ngâm hạt trong khoảng 8 tiếng để hạt mềm và dễ xay hơn.
- Xay nhuyễn macca cùng quả chà là khô với 1.2 lít nước lọc. Sau đó tiến hành lọc bỏ bã để lấy nước.
- Đun phần nước vừa lọc trong khoảng 5 - 10 phút, khi sôi sẽ được thành phẩm là sữa chà là macca. Nên để lạnh và thêm chút đường khi sử dụng.
Cách chế biến chà là khô
4. Gà nấu chà là
Món ăn này xuất phát từ xứ sở Maroc, tuy nhiên bạn có thể tham khảo công thức dưới đây để phù hợp với khẩu vị người Việt hơn.
Nguyên liệu
- Thịt gà: 500g
- Quả chà là khô: 200g
- Cà rốt: 1 củ
- Gia vị: gừng, hành tây, quế, cà chua, hạt tiêu, nước mắm
- Nước lọc: 700 ml
Cách làm
- Rửa sạch thịt gà với nước muối, luộc gà với 700 ml nước lọc. Sau đó chặt thành miếng vừa ăn, ướp với nước mắm, hạt tiêu.
- Đảo sơ qua thịt gà để ngấm gia vị rồi gắp ra.
- Phi thơm hành, gừng, quế, cà chua khoảng 3 phút rồi cho nước luộc gà vào đun sôi. Kế đến cho gà và cà rốt vào, hầm trong khoảng 20 phút.
- Cắt đôi chà là rồi cho vào nước hầm đang sôi. Đun khoảng 15 phút, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
Cách chế biến chà là khô
5. Thịt xông khói cuộn chà là
Thịt xông khói béo ngậy quyện với vị ngọt tan chảy từ chà là tạo nên hương vị vô cùng lạ miệng mà bạn nhất định nên thử!
Nguyên liệu
- Thịt xông khói: 250g
- Quả chà là khô: 100g
- Phô mai: 100g
- Bơ thực vật: 50g
- Bột sắn dây: 50g
- Gia vị: giấm, đường, nước tương
Cách làm
- Cắt một đường trên quả chà là để lấy hạt bên trong ra, cho phô mai vào. Quấn thịt xông khói xung quanh quả chà là.
- Nướng thịt xông khói bọc chà là ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 15 phút.
- Pha nước sốt gồm 2 muỗng đường, 2 muỗng giấm, 1 muỗng nước tương, bơ thực vật và bột sắn dây. Đun sôi hỗn hợp đến khi sền sệt thì tắt bếp, rưới nước sốt lên thịt xông khói bọc chà là.
Cách chế biến chà là khô
Ăn chà là có thể là một cách dễ dàng để một người kết hợp một loại trái cây vào chế độ ăn uống, tăng cường sức khỏe. Khi ăn ở mức độ vừa phải, chà là cũng có thể đóng góp các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như kali, magiê , sắt và mangan. Trên hết, dùng vừa đủ, liều lượng để có thể thưởng thức hương vị loại quả hảo hạng này.
Xem thêm: